Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team

oOo
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • Gallery & Others
 Administrator (960)
 ™___ߣµε___™ (133)
 Pe (122)
 lamcanhtan2009 (107)
 Y3p_luv (81)
 Nguyễn Tấn Tài (55)
 YepLuv (50)
 I AM Kab4l (42)
 DuongQuaPro (41)
 Nine tail fox (39)

Share
 

 Bầu trời đêm tháng 9-2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 960
Points : 43090
Thanked : 22
Ngày tham gia : 28/07/2011

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bầu trời đêm tháng 9-2010   Bầu trời đêm tháng 9-2010 Icon_minitimeSeptember 12th 2011, 15:50

Mặt Trăng

Trong tháng này chúng ta sẽ đón Trung Thu vào 21/09 ( tối rằm 14).

Trăng Trung Thu ở phương Tây gọi là Trăng Mùa Gặt (harvest moon) là Kì trăng tròn gần thu phân nhất của bán cầu Bắc. Tại thời điểm này góc lệch quỹ đạo giữa quỹ đạo của trăng và đường chân trời là rất nhỏ, do đó thời gian trăng mọc trễ không quá 15 phút mỗi ngày, so với khoảng 30 phút - 1h như bình thường, tạo thành một đợt những đêm sáng trăng kéo dài. Tên của nó bắt nguồn từ việc người nông dân Bắc Mỹ tận dụng ánh sáng của trăng để gặt lúa mì.
Điều đặc biệt của Trung Thu năm nay là Trăng sẽ tròn nhất vào tối ngày 16 âm lịch chứ không phải là vào ngày rằm 15, cụ thể là trăng đạt độ tròn cực đại vào lúc 16h17 phút ngày 24/09 theo tính toán của NASA.

Các hành tinh

Sao Kim. Sao Kim vẫn là "ngôi sao" sáng nhất, bạn có thể nhìn thấy Sao Kim rực rỡ vào sau hoàng hôn ở phía Tây. Sao Kim hiện đã qua vị trí có góc ly giác cực đại và đang dần dần xuống thấp dần xuống chân trời theo mỗi ngày. Với một kính thiên văn loại nhỏ, bạn có thể thấy được pha khuyết của Sao Kim, hiện giờ đã khuyết khoảng một nửa.

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Venus1_520x381_54cc535c67c2ae89dbf4a06525a19f59

Hình ảnh mô phỏng Sao Kim nhìn qua kính thiên văn (9/2010)

Sao Hỏa: Đồng hành với Sao Kim là Sao Hỏa. Sao Hỏa hiện nằm hơi chếch về phía Bắc so với Sao Kim. Vẫn với màu đỏ đặc trưng, bạn có thể dễ dàng nhận ra Sao Hỏa bên cạnh Sao Kim, cách khoảng 5 độ góc. Đi cùng với bộ đôi này là sao Spica (Alpha Virgo) của chòm Xử Nữ.

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Mars02_520x383_0aeea47f83d1b926fafb71fb75427c16

Sao Kim và Sao Hỏa đang sóng đôi bên nhau (9/2010)

Sao Mộc: Khi Sao Kim lặn cũng là lúc Sao Mộc mọc (khoảng 7h tối) và hành tinh này sẽ lên cao ở đỉnh đầu vào khoảng nửa đêm. Với độ sáng -2.6 Sao Mộc là ứng cử viên xứng đáng để thay thế Sao Kim.
Ngoài 3 hành tinh trên ta còn có thể quan sát được một hành tinh nữa với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, nhưng chúng ta sẽ quay lại sau nhé.

Các ngôi sao và chòm sao nổi bật

Tam giác mùa hè: Tuy đã gần giữa mùa thu nhưng tam giác mùa hè vẫn ngự trị trên bầu trời. Vào lúc đầu tối bạn sẽ thấy Altair (Ngưu Lang) trên đỉnh đầu, chếch về phía Tây là Vega (Chức Nữ) và Deneb (Alpha Cygnus – ngôi sao sáng nhất chòm Thiên Nga, Cygnus), ba ngôi sao sáng tạo thành một tam giác rực rỡ, chảy ngang qua tam giác đó là “đám mây” mờ, đó chính là giải Ngân Hà hay còn gọi là Sông Ngân, ngăn cách Ngưu Lang và Chức Nữ.

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Sumtri2r03_520x340_7cebac8711b715e5734c13cd39610908

Ảnh chụp Tam Giác Mùa Hè với sao Vega - Chức Nữ ở trên cùng góc trái và Sao Altair - Ngưu Lang ở bên phải.
Chàng chăn trâu và nàng tiên giáng trần bị ông trời chia cắt bởi sông Ngân Hà.

Chòm sao hoàng đạo:

• Scorpio + Ophiuchus : Chòm Bò Cạp và Người cầm rắn: Hai chòm sao Hoàng đạo này đã bắt đầu lặn, ta có thể quan sát thấy hai chòm sao này ở hướng Tây Nam lúc chập tối.

• Sagitaurus : Chòm Cung thủ Nhân Mã ( Archer) Nơi đầu nguồn sông Ngân. Nổi bật với các ngôi sao tạo thành hình một ấm trà (Tea pot).

• Capricorn: (Dương Cưu) Đã bắt đầu ló dạng. Các ngôi sao trong chòm Dương Cưu không sáng lắm (cấp sao thấp hơn 3) nhưng cũng có thể quan sát được trong những đêm trời trong và không trăng. Hãy tìm các ngôi sao xếp thẳng hang tạo thành hình chữ V, về phía Đông của Cung Thủ, đó chính là Dương Cưu.

• Aquarus: Nằm sát ngay cạnh Dương Cưu là Bão Bình hay còn gọi là người mang nước. Hãy tìm nó cạnh Dương Cưu nhé.

• Pieces: Song Ngư hiện đang đi cùng với Sao Mộc. Nói chính xác hơn là Sao Mộc đang nằm lân cận chòm Song Ngư. Hãy dùng Sao Mộc rực rỡ để tìm Song Ngư nhé. Phía trước sao Mộc là 7 ngôi sao tạo thành một hình gần tròn, người cổ đại gọi nó là Circlet.

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Zodiac-04

Chúng ta thử tìm xem trong ảnh này có các chòm sao nào nhé

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Capricorn-05

Dương Cưu nằm phía bên trái phía trên đó. (Ảnh Thanh Huy - HAAC)

Bầu trời đêm tháng 9-2010 CircletofPieces-06

Cái vòng tròn của Pieces cạnh Sao Mộc, ngôi sao sáng nhất trên hình.
Aquarus nằm phía bên phải, phía trên. (Ảnh Thanh Huy - HAAC)

Các chòm sao phương Bắc:
C
assiopia + Cepheus: Hai vợ chồng Cassiopea (Tiên Hậu) và Cepheus (Tiên Vương). Tiên Hậu nổi bật với hình chữ M tạo bởi 5 ngôi sao cấp 2 và 3. Tiên Vương thì mờ hơn, tạo thành một hình ngũ giác ngược

Thiên hậu khá sáng ở vùng cực, lại nằm đối diện với chòm Bắc Đẩu qua thiên cực bắc. Do đó nó là một chòm sao chìa khóa hữu dụng để tìm sao Bắc Cực.

Hãy kẻ một đường vuông góc với hai ngôi sao giữa chữ M, kéo dài khoảng 7 lần đoạn nối hai ngôi sao đó, ta sẽ tới sao Bắc Cực (Polaris).

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Cepheuscassiopeiapolaris-07

Pegasus + Andromeda: Pegasus(Phi Mã) đang giương cánh bay, hãy tìm hình chữ nhật tạo bởi 4 ngôi sao sáng (Great Square of Pegasus) để xác định chòm sao này. Ngay dưới Pegasus là Andromeda(Tiên Nữ). Nếu trời trong bạn có cơ hội chiêm ngưỡng thiên hà láng giềng của chúng ta: thiên hà Andromeda (Thiên hà Tiên Nữ).

Cách tìm thiên hà Tiên Nữ rất dễ. Trong Andromeda có sao Mirach – hay beta Andromeda, sao sáng thứ hai chòm Andromeda, một ngôi sao màu đỏ. Bên cạnh Mirach có một ngôi sao nhỏ, ít sáng hơn, muy Andromeda, thiên hà Tiên Nữ nằm trên đường nối dài nối sao Mirach và sao muy Andromeda, cách Mirach bằng 2 lần khoảng cách biểu kiến đến muy Andromeda. Ta có thể tìm Mirach dựa vào chòm thiên hậu Cassiopeia.

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Mirach-09

Để nhìn thấy rõ Thiên hà Andromeda, tốt nhất là bạn nên có một cái ống nhòm vào lúc trời không mây.
Thiên hà Andromeda nhìn qua mắt thường ở những nơi trời trong giống như một đốm mờ dẹp hình hạt gạo. Với ống nhòm và kính thiên văn ta có thể nhìn thấy rõ hơn dạng đĩa của nó.

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Andromeda2-11

Vị trí của thiên hà Tiên Nữ trong chòm sao Andromeda

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Andromeda-1-10

Hành tinh thứ 4: Ngoài 3 hành tinh trên ta còn có thể quan sát được một hành tinh nữa đó là Sao Thiên Vương. Với độ sáng 5.7, sao Thiên Vương cũng có thể được nhìn bằng mắt thường. Sao Thiên Vương và Sao Mộc đang di chuyển lại gần nhau, gần nhất sẽ vào ngày 19/09 này. Lúc đó khoảng cách góc giữa Sao Mộc và Sao Thiên Vương chỉ vào khoảng 50 phút góc. Với một chiếc kính thiên văn trường nhìn rộng hay một ống nhòm độ phóng đại cao bạn có thể nhìn thấy Sao Thiên Vương lân cận Sao Mộc với 3 vệ tinh Galileo. Đây là cơ hội cho các tay săn ảnh thiên văn

Bầu trời đêm tháng 9-2010 JupiterUranus-13

Sao Mộc và Sao Thiên Vương vào ngày 19/9/2010

Thanh Huy - HAAC

thienvanhoc.org
Về Đầu Trang Go down
https://melody.forum-viet.com
Y3p_luv
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
Y3p_luv

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 81
Points : 42486
Thanked : 0
Ngày tham gia : 21/09/2011
Age : 32
Đến từ : hà giang

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu trời đêm tháng 9-2010   Bầu trời đêm tháng 9-2010 Icon_minitimeSeptember 22nd 2011, 02:15

xem cái này k hiểu nhìn lên bầu trời như thế nào đây..kính thiên văn hem có
Về Đầu Trang Go down
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 960
Points : 43090
Thanked : 22
Ngày tham gia : 28/07/2011

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu trời đêm tháng 9-2010   Bầu trời đêm tháng 9-2010 Icon_minitimeSeptember 22nd 2011, 11:54

Y3p_luv đã viết:
xem cái này k hiểu nhìn lên bầu trời như thế nào đây..kính thiên văn hem có

Nhìn bằng mắt vẫn thấy mừ Bầu trời đêm tháng 9-2010 2507183604
Về Đầu Trang Go down
https://melody.forum-viet.com
Y3p_luv
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
Y3p_luv

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 81
Points : 42486
Thanked : 0
Ngày tham gia : 21/09/2011
Age : 32
Đến từ : hà giang

Bầu trời đêm tháng 9-2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu trời đêm tháng 9-2010   Bầu trời đêm tháng 9-2010 Icon_minitimeSeptember 22nd 2011, 12:48

tối thui...tỷ lên hà nội coi...chỉ thấy vệ tinh chứ sao gì..ban đêm toàn sương bụi..;))
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Bầu trời đêm tháng 9-2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu trời đêm tháng 9-2010   Bầu trời đêm tháng 9-2010 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Bầu trời đêm tháng 9-2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids
» Bầu trời tháng 10/2011 !
» Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 11/2011
» [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011
» Clip hướng dẫn quan sát bầu trời sao tháng 9/2011 - Tết Trung Thu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team :: Góc Học Tập :: Giáo Trình - Lý Thuyết :: Tiểu Sử Các Nhà Khoa Học - Lịch Sử Vật Lý - Thiên Văn :: Thiên Văn Học :: Hướng Dẫn Quan Sát Bầu Trời-