Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team

oOo
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • Gallery & Others
 Administrator (960)
 ™___ߣµε___™ (133)
 Pe (122)
 lamcanhtan2009 (107)
 Y3p_luv (81)
 Nguyễn Tấn Tài (55)
 YepLuv (50)
 I AM Kab4l (42)
 DuongQuaPro (41)
 Nine tail fox (39)

Share
 

 [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 960
Points : 43040
Thanked : 22
Ngày tham gia : 28/07/2011

[Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011 Empty
Bài gửiTiêu đề: [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011   [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011 Icon_minitimeOctober 10th 2011, 15:31

[Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011 Quansatbautroithang10

Kịch bản: Đăng Tuấn Duy
Biên tập: Nguyễn Anh Tuấn
Dựng phim: Huỳnh Phương Loan
Thuyết minh: Nguyễn Đình Đôn


Tháng 10 đã đến, cùng với những cơn mưa cuối mùa, nhưng đôi khi bầu trời lại trong vắt để cho chúng ta chiêm ngưỡng những chòm sao của mùa thu với dải ngân hà tuyệt đẹp đang thấp dần phía trời tây.
Các chòm sao đáng lưu ý


Gia đình Hoàng gia

Vùng trời phía đông bắc vào tháng 10 này được ngự trị bởi các chòm sao thuộc gia đình hoàng gia trong thần thoại Hy Lap, những ngôi sao ẩn hiện sẽ kể cho chúng ta nghe về những chiến công hiển hách của chàng dũng sĩ Perseus và những sự việc đã xảy ra ở vương quốc Ethiopeia cổ đại.

Hiển nhiên khi muốn quan sát bầu trời đêm, đầu tiên là các bạn phải định hướng bầu trời và biết các chòm sao chìa khoá. Clip tháng trước, các bạn đã nhận diện được chòm sao Thiên hậu hình chữ M xuất hiện ở phía đông bắc vào chập tối. Hãy lưu ý 3 ngôi sao sáng nhất chòm sao này gồm Shedir, Caph và sao Cas. Chia đoạn nối hai sao Caph và sao Cas làm 3 phần bằng nhau, nối một đoạn thẳng từ sao Shedir tới điểm chia này nhưng gần sao và kéo dài về phía chòm sao Thiên vương 1 đoạn khoảng 6 lần thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra sao Bắc cực Polaris.
Theo hướng nối hai sao Shedir, Caph về phía bên trái ta sẽ bắt gặp chòm sao Thiên Vương chồng của Thiên Hậu có hình dạng như ngôi nhà lộn ngược mái.

Bắt đầu từ chập tối , Hình vuông mùa thu trấn giữ giữa bầu trời phía Đông, hình vuông đại diện cho mùa thu này tuy gồm các ngôi sao không nổi bật những rất dễ nhận diện trên bầu trời nếu trời trong. Cùng với chữ M của chòm Thiên Hậu dựa vào hình vuông này, bạn sẽ tìm ra nhiều chòm sao đáng lưu ý khác. Đầu tiên có lẽ là chòm sao Tiên nữ Andromeda, một thành viên trong nhóm các chòm sao Hoàng gia, Sao Alpheratz – sao sáng nhất của chòm này chính là một đỉnh của Hình Vuông Mùa Thu cùng với 3 đỉnh còn lại là các sao của chòm Phi Mã. Từ ngôi sao này hướng về phía đông bắc ta sẽ thấy thêm 3 ngôi sao gần như thẳng hàng, cách đều nhau và được trông như thân của nàng tiên nữ xinh đẹp.
Theo thần thoại Hy Lạp, Andromeda là công chúa con của vua Cepheus và hoàng hậu Cassiopeia, tại vương quốc Ethiopeia cổ xưa. Vì sự kiêu ngạo về sắc đẹp của mẹ mình, mà nàng phải chịu trói mình vào mỏm đá để tế quỉ biển Cetus . Chòm sao này tuy không gồm các ngôi sao sáng nhưng lại chứa nhiều cụm sao mở, tinh vân cũng như hệ sao. Điều đáng chú ý là trong chòm sao này có chứa M31, thiên hà Andromeda, thiên hà duy nhất có thể thấy bằng mắt thường như một chấm sao mờ, cũng là thiên hà lớn nhất trong nhóm thiên hà Địa phương chứa Ngân hà của chúng ta. Thiên hà hình xoắn ốc tuyệt đẹp này là thiên hà láng giềng cách chúng ta khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng, nó đang di chuyển về phía chúng ta và dự đoán có thể va chạm với thiên hà chúng ta trong khoảng 4.5 tỉ năm nữa. Qua một ống nhòm hoặc kính viễn vọng loại nhỏ, bạn có thể thấy được M31 và hai thiên hà vệ tinh hình bầu dục của nó là M110 và M32.

Một chòm sao khác trong nhóm gia đình hoàng gia là chòm sao Anh Tiên Perseus. Đây là 1 chòm sao đẹp, giang chân đứng trên hai bờ Ngân hà, chòm sao Anh Tiên này xuất hiện trên bầu tròi phương bắc từ khoảng tháng 7 tới tháng 3. Kéo dài 3 ngôi sao thẳng nhau của chòm Tiên Nữ về phía chân trời sẽ tìm được chòm Anh Tiên, quá dễ cho bạn xác định phải không nào. Theo thần thoại Hy Lạp, Perseus là con trai của thần Zeus và nàng Danae, Perseus có chiến công chói lọi nhất là giết được yêu quái dữ tợn mình người đầu rắn. Với đôi giày có cánh của thần Hermes và chiếc khiên của thần Athena chàng đã chém lìa đầu con quái vật, máu nó rơi xuống hòa với bọt biển để tạo ra chú Ngựa bay Pegasus. Tiếp tục hành trình của mình, Perseus gặp Tiên nữ Andromeda khi nàng đang bị xích lại ở mỏm đá làm vật cống nạp cho quỷ biển Cetus, thế là chàng đã dùng tài trí và sự dũng mãnh của mình để giải thoát nàng công chúa khỏi quỷ biển và lấy nàng làm vợ. Chòm sao Anh Tiên này cũng là nơi có tâm điểm của một trong vài trận mưa sao băng rực rỡ nhất hàng năm, mưa sao băng Perseids, diễn ra cực điểm hàng năm vào khoảng 12-13/8 khi Trái đất đi qua vùng mây bụi để lại bởi sao chổi Swift-Tuttle.

Các chòm sao hoàng gia hoàng đạo có vị trí gần sát nhau, chúng ta hãy cùng xác định vị trí của chúng từ cái mốc là Hình Vuông Mùa Thu. (Hình nhắc lại các chòm sao)

Chòm sao Hoàng đạo

Chia tay các chòm sao hoàng gia, giờ là lúc chúng ta tiếp tục tìm kiếm các chòm sao hoàng đạo, và tháng này các bạn hãy chú ý tới chòm sao Song ngư Pisces. Dù là một chòm sao mờ nhưng nó được biết đến và đặt tên từ khá sớm, các ngôi sao trải trong một vùng trời khá rộng mà xưa kia gọi là “biển trời”. Chòm sao này có thể nhận biết bởi nó bao quanh một đỉnh của Hình Vuông Mùa Thu. Theo thần thoại Hy Lạp, chòm sao này là hiện thân cho nữ thần Aphrodite và con trai Eros của mình. Để trốn khỏi sự trừng phạt của Typhoon khổng lồ trăm đầu, mẹ con nàng phải nhảy xuống nước và biến thành cá để được an toàn. Sợ mẹ con lạc nhau nên nàng đã dùng dải băng buộc cả hai lại với nhau và gắn với ngôi sao sáng nhất trong chòm sao đang giữ 2 đuôi cá này. Phần chòm sao nằm dưới chòm Phi mã chính là con cá Tây trong khi con cá Đông nằm ngay cạnh chòm sao Tiên nữ.

Kéo cạnh phía phải của Hình Vuông Mùa Thu cắt qua đầu của con cá Đông ta sẽ xác định được một chòm sao hoàng đạo khác- chòm sao Bạch Dương – Aries với 3 sao chính như một tam giác tù. Chòm sao này với hình dạng là một chú cừu của thần Zeus với bộ lông vàng có giá trị khuynh thành trong các câu chuyện của thần thoại Hylap. Các bạn đừng nhầm lẫn tam giác tù của chòm Bạch Dương với 1 tam giác nhọn cân khác của chòm sao Tam Giác ở ngay bên trái chòm này


QUAN SÁT HÀNH TINH

Tháng 10 vẫn là thời gian Mộc tinh chiếm lĩnh hoàn toàn bầu trời đêm khi nó xuất hiện ở chân trời đông ngay khi Mặt trời lặn, hành tinh nằm nằm gần chòm sao Song ngư và Bạch dương Aries. Mộc tinh, người khổng lồ trong các hành tinh, trông rất sáng với màu vàng đặc trưng. Với một ống nhòm tốt hay một chiếc kính thiên văn, bạn sẽ có cơ hội quan sát hành tinh này với 4 vệ tinh Gallilei của nó, còn với một kính tương đối lớn bạn có thể thấy được những sọc vành trên hành tinh này. Mộc tinh còn được xem là một Mặt trời nho nhỏ vì thành phần cấu tạo của nó rất giống Mặt trời (gồm H và He), các vùng khí quyển của Sao Mộc quay với vận tốc khác nhau: không khí gần cực quay chậm hơn không khí gần quỹ đạo vào khoảng 5 phút. Mặt khác, mây ở các vĩ tuyến khác nhau chuyển động theo hai chiều ngược nhau và thường tạo ra những cơn bão lốc với vận tốc cao đến 600 km/h. Một trận bão kinh khủng nhất, với đường kính lớn hơn ba lần đường kính Trái Đất, được gọi là Đốm Đỏ Lớn, đã tồn tại hơn 300 năm nay và từ từ biến mất dần theo thời gian. Hành tinh này lớn nhất trong các hành tinh khí và là người bảo vệ cho Trái đất của chúng ta khỏi hầu hết các vụ va chạm với các tiểu hành tinh sát thủ, tiểu hành tinh, sao chổi, etc.

Trong tháng 10, khoảng sau 11h đêm ở vùng trời cao hơn chân trời phía đông, Hoả tinh với màu đỏ đặc trưng như tên gọi của nó sẽ dần xuất hiện, không còn ở gần chòm sao hoàng đạo Song sinh - Gemini trong tháng trước mà hiện nay nó nằm ngay gần chòm sao Con cua- Cancer. Hỏa tinh, hay còn gọi là hành tinh đỏ vì nó có màu đỏ đặc trưng do có oxit sắt trên bề mặt. Hành tinh này có bầu khí quyển gần giống Trái đất, cũng có 4 mùa và nhiệt độ không quá chênh lệch như các hành tinh khác. Trên hành tinh này có một điểm đặc trưng đó là quan sát thấy các trận bão bụi, nhiều khi che phủ toàn bộ bề mặt hành tinh.

HIỆN TƯỢNG THIÊN VĂN ĐÁNG CHÚ Ý

Mưa sao băng Orionids

Là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ cực điểm diễn ra vào khoảng rạng sáng ngày 21-22/10 vào khoảng 20 sao băng/giờ. Tuy vậy nếu thời tiết cho phép bạn hoàn toàn có thể quan sát tốt trận mưa sao băng này vào khoảng rạng sáng từ ngày 20 tới 24/10. Lưu ý quan trọng khi quan sát: nên quan sát sau nửa đêm, nhìn về hướng đông nơi tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này là chòm sao Thợ săn Orion, tìm một nơi thật tối tránh xa ánh đèn thành phố, có biện pháp giữ ấm, tránh mưa và nên quan sát tập trung. Tuy vậy, trăng tròn xuất hiện từ sau nửa đêm ở chân trời phía đông vào những ngày có thể quan sát tốt trận mưa sao này có thể ảnh hưởng tới khả năng quan sát.

World Space Week 2011

Tuần lễ vũ trụ thế giới là một hoạt động kỷ niệm quốc tế về khoa học và kỹ thuật, và những đóng góp của chúng cho sự tiến bộ của con người. Năm 1999 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố sẽ tiến hành tổ chức Tuần lễ Vũ Trụ Thế giới hàng năm vào ngày 4 đến ngày 10 tháng 10. Khoảng thời gian này được chọn là nhằm kỷ niệm hai sự kiện:

* Ngày 04.10.1957 – Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, Sputnik 1, từ đó mở ra một chặng đường khám phá không gian.

* Ngày 10.10.1967 – Lễ ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý các hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng hòa bình thượng tầng không gian, bao gồm cả Mặt trăng và các tất cả các thiên thể khác
Ở Việt Nam, từ năm 2007 CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM đã tham gia tổ chức các sự kiện hưởng ứng WSW, và hiện nay đang là điều phối viên cấp quốc gia cho sự kiện WSW tại Việt Nam
Năm nay, với chủ đề 50 Years of Human Spaceflight, kỷ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên của nhân loại vào không gian với nhà du hành Gagarin trên tàu Vostok 1 , các hoạt động được tổ chức trong Tuần lễ vũ trụ thế giới 2011 đều nhằm kỉ niệm cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá không gian của nhân loại này. CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM đã tổ chức một cuộc thi viết về các sự kiện có ý nghĩa nhất trong lịch sử khám phá vũ trụ của loài người, với giải nhất là 1 triệu VND, hạn cuối nộp bài vào ngày 26/10/2011. Chi tiết nội dung và thể lệ tham gia xin xem tại website thienvanhoc.org.

Chúc các bạn có nhiều đêm đẹp trời

Nguồn: thienvanhoc.org
Về Đầu Trang Go down
https://melody.forum-viet.com
 

[Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Clip hướng dẫn quan sát bầu trời sao tháng 9/2011 - Tết Trung Thu
» Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 11/2011
» Bầu trời tháng 10/2011 !
» Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids
» Hướng dẫn làm clip bằng CYBERLINK POWERDIRECTOR 8

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team :: Góc Học Tập :: Giáo Trình - Lý Thuyết :: Tiểu Sử Các Nhà Khoa Học - Lịch Sử Vật Lý - Thiên Văn :: Thiên Văn Học :: Hướng Dẫn Quan Sát Bầu Trời-