Viện Đốt vừa công bố một số bức ảnh đạt giải Cuộc thi Nghệ thuật Đốt năm 2011, cuộc thi năm thứ tám. Dưới đây là một số bức ảnh đẹp và đã giành chiến thắng.
Ngôi sao lửa Kết hợp ba bức ảnh rời, toàn bộ được chụp là một phần của nghiên cứu của bà về sự an toàn lửa trên phi thuyền, kĩ sư hàng không Sandra Olson thuộc Trung tâm Nghiên cứu Glenn, NASA, ở Cleveland, Ohio, đã giành giải nhất với bức ảnh những ngọn lửa cháy hình sao trong môi trường không trọng lượng.
Chỗ màu xanh được tạo ra khi ánh sáng khả kiến được giải phóng từ phản ứng hóa học trong một quá trình gọi là hóa phát quang. Những màu trắng, vàng, và da cam xuất hiện là bỏng bồ hóng trong ngọn lửa. (Ảnh: Sandra Olson)
Tiến sĩ Đốt Bogdan Pavlov và Li Qiao ở trường Đại học Purdue, Indiana, đã kết hợp ảnh chụp một số loại ngọn lửa khác nhau để tạo ra bức Tiến sĩ Đốt, giành giải nhì chung cuộc.
Cái mũi, râu và tóc của Tiến sĩ Đốt được tạo ra bằng cách cho những hỗn hợp hạt nano khác nhau vào trong một ngọn lửa. Đôi mắt và cái miệng là thí dụ của ngọn lửa khuếch tán ngược, còn cái mũ là thí dụ của một ngọn lửa khuếch tán methane-không khí. (Ảnh: Bogdan Pavlov and Li Qiao)
Siêu xoáy lửa Mang giải ba về cho Nelson Akafuah và Kozo Saito thuộc trường Đại học Kentucky ở Lexington, xoáy lửa này được tạo ra bằng cách đốt cháy benzen, một hóa chất dầu mỏ đơn giản, sau đó lấy đối xứng gương và quay ảnh thu được để tạo ra một hình chữ “S” đặc trưng. (Ảnh: Nelson Akafuah và Kozo Saito)
Ảnh: Michael Gollner và Xinyan Huang
Quạt lửa Bức ảnh ghép này của Michael Gollner và Xinyan Huang ở trường Đại học California, San Diego, giành đồng hạng ba.
“Lửa trần” ở bên trái thu được khi một ngọn lửa xanh san phẳng lên chất. Khi góc nghiêng tăng lên, hành trạng của ngọn lửa trở nên hỗn loạn hơn.
Gollner và Huang sử dụng những thử nghiệm này đã nghiên cứu góc nghiêng tới hạn cho tốc độ phân tán lửa nhanh nhất, tốc độ cháy và dòng nhiệt sinh ra từ ngọn lửa.
Nguồn: New Scientist