Sao Thủy: Màu xám, Sao Thủy không có khí quyển, màu xám do nền đá của chúng.
Sao Kim: Màu trắng vàng; do lớp mây acid sunfuric không màu và có hình dạng bất định.
Trái Đất: Màu xanh da trời nhạt với mây trắng. Tùy vào vị trí mà chúng ta có thể thấy màu xanh của lá cây, màu nâu, vàng của các lục địa… Trái Đất là hành tinh vận động nhiều nhất trong các hành tinh.
Sao Hỏa: Màu đỏ-cam. Đây là màu của đá bị oxy hóa trên bề mặt vì mây trên Sao Hỏa rất mỏng và hiếm gặp. Vùng trắng phía cực do các núi băng khô ( carbonic hóa rắn) tạo thành.
Sao Mộc: Da cam và các đường sọc trắng. Các sọ trắng được tô điểm bằng các đám mây ammoniac sặc sỡ, trong khi màu da cam do mây ammoniac hydrosufic. Đốm đỏ lớn chính là một cơn bão trong bầu khí quyển Sao Mộc. Cả 4 hành tinh khí đều không có lớp vỏ đá rắn, nên màu của chúng là màu của mây.
Sao Thổ: màu vàng nhạt; mây ammoniac màu trắng bao phủ cả hành tinh và có một số lỗ trồng màu đỏ hơn do các đám mây tầng dưới. Hiện nay phía Bắc bán cầu đang có màu xanh nước biển. Các nhà khoa học nghĩ rằng đó là do vành đai Sao Thổ chặn ánh sáng Mặt Trời ( hiện bắc bán cầu đang mùa Đông) nên khí quyển lạnh hơn, các đám mây ammoniac chìm xuống dưới thấp hơn bình thường, nó cho phép khí quyển tán sắc ánh sáng, giống như Trái Đất chúng ta.
Sao Thiên Vương: Màu xanh nhạt, từ những đám mây methan.
Sao Hải Vương: Màu xanh nhạt, từ những đám mây methan. Bề mặt sẫm hơn do có ít ánh sáng từ Mặt Trời.
Sao Diêm Vương: Sao Diêm Vương không còn được coi là một hành tinh nữa. Nó được các nhà thiên văn học phân loại dưới dạng hành tinh lùn (Dwarf Planet). Dự đoán có màu nâu nhạt, do băng methan bẩn trên bề mặt.