LUẬT THI TÊN LỬA NƯỚC 2009
I. Tên cuộc thi: Chinh Phục Vũ TrụII. Đơn vị tổ chức: Thành Đoàn TPHCM, CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM (HAAC), Viện Vật lý TPHCM
III. Luật thi:1. Bảng A:a. Đối tượng: Học sinh phổ thông cơ sở (cấp 2)
b. Nội dung thi:
- Phóng tên lửa 1 chai hoặc ghép chai
- Bơm trong 20 giây
- Bắn 2 lần
- Trang trí đẹp nhất
- Kĩ thuật tốt nhất (dàn phóng và tên lửa)
- Thi lý thuyết chung về Đoàn hội và khoa học
c. Tính điểm
- Phóng thành công: 5 điểm
- Thời gian bay lâu nhất: 5 điểm (các đội có thời gian bay kế tiếp sẽ có số điểm giảm dần 1 đơn vị)
Điểm tối đa cho 2 lần bắn: 20 điểm
- Trang trí đẹp nhất: 5 điểm
- Kĩ thuật tốt nhất: 5 điềm
- Thi lý thuyết: 10 điểm
Tổng điểm tối đa: 40 điểm
2. Bảng Ba. Đối tượng: Học sinh phổ thông trung học (cấp 3)
b. Nội dung thi:
- Phóng tên lửa 1 chai hoặc ghép chai
- Có dù
- Bơm trong 20 giây
- Bắn 2 lần
- Trang trí đẹp nhất
- Kĩ thuật tốt nhất (dàn phóng và tên lửa)
- Thi lý thuyết chung về Đoàn hội và khoa học
c. Tính điểm:
- Phóng thành công: 5 điểm
- Bung dù thành công: 10 điểm
- Thời gian bay lâu nhất: 5 điểm (các đội có thời gian bay kế tiếp sẽ có số điểm giảm dần 1 đơn vị)
Điểm tối đa cho 2 lần bắn: 40 điểm
- Trang trí đẹp nhất: 5 điểm
- Kĩ thuật tốt nhất (dàn phóng và tên lửa): 5 điểm
- Thi lý thuyết: 10 điểm
Tổng điểm tối đa: 60 điểm
Lưu ý:
- Đội nào sử dụng tên lửa và dàn phóng vi phạm tiêu chuẩn kĩ thuật của BTC sẽ bị loại
- Đội nào vi phạm một trong những quy định an toàn tên lửa nước sẽ bị BTC phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ.
IV. Tiêu chuẩn kĩ thuật cho tên lửa1. Làm từ vật liệu nhẹ như giấy, plastic, nhựa mềm
2. Dùng chai nhựa plastic (
PET) dung tích không quá 1.5l.
3. Khối lượng tên lửa khi chưa có nước tối đa 400g đối với tên lửa 1 tầng, và 700g với tên lửa ghép tầng
4. KHÔNG gắn các vật sắc nhọn trên đầu và cánh tên lửa (tăm, nhựa cứng…)
5. Giàn phóng phải dán kĩ, không xì hơi khi bơm
6. Dù làm từ vải hay ni lon diện tích tối đa 1m2
V. Quy định an toàn- Tuyệt đối
KHÔNG được hướng tên lửa vào người khác khi đang bơm
- Khi bắt đầu bơm, người bơm và người điều khiển phải đứng cách tên lửa tối thiểu 0.5m
- Chỉ dùng vật liệu nhẹ như giấy, plastic, nhựa mềm để làm cánh, mũi và trang trí
-
KHÔNG được dùng vật liệu kim loại hay gạch, cát đá, thủy tinh, gỗ
- Chai làm tên lửa phải là chai nhựa plastic (PET) dung tích không quá 1.5l.
KHÔNG được dùng chai thủy tinh làm tên lửa
- Khối lượng tên lửa khi chưa có nước
KHÔNG được vượt quá 400g đối với tên lửa 1 tầng, và 700g với tên lửa ghép tầng
-
KHÔNG gắn các vật sắc nhọn trên đầu và cánh tên lửa (tăm, nhựa cứng…)
- Áp suất bơm tối đa là 100psi.
KHÔNG được sử dụng thiết bị nén khí khác ngoài bơm tay.
- Truớc khi giật chốt phóng tên lửa phải thông báo cho nguời xung quanh mình (đếm ngược)
- Khi tên lửa rơi trên nóc nhà hay vướng trên cao (cây, dây điện…) tuyệt đối
KHÔNG leo lên lấy lại
-
KHÔNG đuợc đón bắt tên lửa khi đang rơi
-
KHÔNG được gắn các loại chất gây nổ (pháo hoa, thuốc phóng…) vào tên lửa nước
- Dàn phóng phải được dán kín và chắc chắn. Phải kiểm tra các mối nối ống nước trước khi tiến hành bắn.
- Khi bắn, phải có nguời cảnh giới tên lửa, để xác định huớng bay và vị trí rơi của tên lửa, thông báo mọi người di chuyển đến vị trí an toàn
- Khi bắn phải tránh chỗ đông nguời,
KHÔNG bắn tại khu dân cư, đường xá. Phải có sự cho phép của người lớn khi đến bắn tại một nơi nào đó.
-
KHÔNG được hướng tên lửa vào các mục tiêu cụ thể như người, nhà cửa, xe cộ…
- Người tham gia vào đội bắn tên lửa phải là người có kinh nghiệm và đã hiểu các quy định về an toàn tên lửa. Tuyệt đối
KHÔNG để người chưa được huấn luyện làm nhiệm vụ giật chốt bắn hay định hướng tên lửa.
thienvanhoc.org