Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team

oOo
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • Gallery & Others
 Administrator (960)
 ™___ߣµε___™ (133)
 Pe (122)
 lamcanhtan2009 (107)
 Y3p_luv (81)
 Nguyễn Tấn Tài (55)
 YepLuv (50)
 I AM Kab4l (42)
 DuongQuaPro (41)
 Nine tail fox (39)

Share
 

 Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 960
Points : 45120
Thanked : 22
Ngày tham gia : 28/07/2011

Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids Empty
Bài gửiTiêu đề: Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids   Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids Icon_minitimeJanuary 21st 2012, 04:57

Kịch bản: Đặng Tuấn Duy, Nguyễn Tuấn
Thuyết minh: Nguyễn Đình Đôn, Trần Huỳnh Thùy Trang
Dựng Clip: Huỳnh Phương Loan
Đạo diễn: Nguyễn Tuấn

Tháng 12 đã đến với cái se lạnh đầu mùa đông, đây cũng là thời điểm kết thúc mùa mưa miền Nam bắt đầu những tháng quan sát bầu trời thuận lợi với rất nhiều ngôi sao sáng: chòm sao nổi tiếng Orion với 3 ngôi sao thẳng hàng, ngôi sáng sáng nhất bầu trời Sirius, Tam giác mùa đông và lục giác mùa đông ... là những đối tượng mà hẳn bất kì người yêu bầu trời nào cũng không thể bỏ qua. Nhưng bạn hãy đánh dấu đỏ vào quyển lịch để đừng quên trận mưa sao băng Geminids vào giữa tháng và đặc biệt là hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào ngày 10/12 năm nay.

QUAN SÁT CÁC CHÒM SAO

Vào giữa tháng 12, khi màn đêm vừa buông xuống chúng hãy đưa mắt về phía chân trời đông để tìm kiếm chòm sao Orion-chàng Thợ Săn vĩ đại của mùa đông. Orion là chòm sao được coi là đẹp và dễ nhận diện nhất trên bầu trời đêm, hẳn bất kì ai trong số chúng ta cũng ấn tượng với hình dáng như chiếc nơ của nó với 3 sao thẳng hàng nằm ở thắt lưng của chàng thợ săn. Chòm sao Orion sẽ là chiếc chìa khóa bầu trời dẫn lối cho chúng ta tìm kiếm các chòm sao khác từ cuối tháng 11 đến tận tháng 5 năm sau.

Theo thần thoại Hy Lạp-La Mã thì Orion là một thợ săn nổi tiếng nhưng có phần tự phụ, khoác lác dám tuyên bố rằng mình là thợ săn vĩ đại nhất và chẳng có thú vật nào địch nổi chàng. Để dạy cho Orion một bài học, Nữ thần Hera vợ thần Zeus đã phái Bọ cạp, một sinh vật nhỏ bé đến dùng nọc độc của mình đốt vào chân Orion và giết chết chàng. Tuy nhiên, Bò cạp cũng bị Orion dùng chân dẫm chết. Thương tình, thần zeus đưa cả Orion và Bò cạp ( chòm sao Scorpius) lên bầu trời. Điều thú vị là như hai kẻ tử thù chẳng muốn thấy mặt nhau khi chòm sao Thợ Săn mọc ở chân trời đông cũng là lúc chòm sao Bọ Cạp khuất dần ở phía tây.

Chòm sao Orion xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa. Đặc biệt trong văn hóa của người Ai câp cổ đại, Theo các nghiên cứu về kim tự tháp của Ai cập, các nhà khoa học cho rằng hình ảnh của chòm sao Orion gắn liền với vị trí của các kim tự tháp. Một số nhà khảo cổ nhận định rằng ba kim tự tháp chính tại Giza tạo nên một mô hình trên mặt đất hoàn toàn tương tự với hình ảnh ba ngôi sao thắt lưng của chòm sao Orion. Sử dụng phần mềm máy tính, họ quay ngược bầu trời Trái đất về thời cổ đại và nhận thấy sự ‘trùng khớp’ của hình ảnh các kim tự tháp và hình ảnh chòm sao Orion diễn ra đúng vào năm 10.450 TCN.
Theo truyền thuyết của thiên chúa giáo 3 ngôi sao thằng thẳng hàng của chòm Orion như hình ảnh của 3 nhà hiền triết (hoặc 3 vị vua) đang hướng về phía ngôi sao Bethlehem ở phía Đông. Vì thế 3 ngôi sao thắt lưng của chòm Orion còn có tên gọi là Sao 3 Vua. (Three Kings)
Ơ Thiên Văn học Trung Quốc một phần của chòm sao Orion hiện nay là Sao Sâm trong nhị thập bát tú. Còn trong dân gian Việt Nam phần giữa của chòm Orion có tên gọi là Sao Cày vì nó giống như hình dạng của chiếc cày gắn liền với đời sống nông nghiệp


Ở giữa thanh kiếm của Orion là tinh vân M42, một trong số những kỳ quan của bầu trời đêm. Đây là tinh vân sáng nhất có thể thấy bằng mắt thường trong một đêm tối trời với độ sáng biểu kiến 4, cách chúng ta 1344 nas. Với một ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, chúng ta có thể thấy M42 như một đám mây màu mờ bạc tựa như một cánh bướm. Khi chụp ảnh với độ phơi sáng lâu M42 mới bộc lộ hết vẻ đẹp rực rỡ của nó với những đám mây bụi và khí, màu hồng và xanh tuyệt đẹp. Tinh vân này là đối tượng được nghiên cứu rất nhiều bởi nó cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về quá trình hình thành các ngôi sao và các hệ thống hành tinh từ việc suy sụp đám mây bụi khí trong lòng nó. Đây cũng là vật thể được quan sát và chụp ảnh nhiều nhất của các nhà thiên văn học.

Khi chòm Orion đã lên cao hơn 20 độ so với chân trời, ở ngay bên dưới nó là ngôi sao đáng chú ý nhất của bầu trời đêm. Ngôi sao Sirius hay còn có tên gọi là thiên lang, sẽ xuất hiện như một viên kim cương rực rỡ. Sirius là ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến -1.46, khiến nó đôi khi bị nhầm lẫn như một máy bay hoặc vật thể bay không xác định, Tên của ngôi sao này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ Seirios nghĩa là “kẻ thiêu đốt” vì ngôi sao này được cho là gây nên những ngày nóng oi ả ở Bắc bán cầu. Ngôi sao Sirius đóng vai trò hết sức quan trọng với đời sống cổ đại của cư dân quanh sông Niles, là hiện thân của nữ thần Isis, nữ thần sinh ra Trời và Đất và mang tới sự phồn vinh.
Hằng năm khi người Ai Cập cổ đại nhìn thấy Sao Sirius xuất hiện ở hướng đông vào rạng sáng ngay trước khi Mặt Trời mọc, cũng là mùa nước lũ của sông Nile chuẩn bị về, báo hiệu năm mới đã tới và đó cũng là thời điểm nóng nhất trong mùa hè ở bắc bán cầu nhưng lại mang đến dòng nước thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Sirius nằm trong chòm Đại Khuyển chú chó đầu đàn của chàng Thợ Săn Orion. Ngay phía bên dưới Sirius về phía Đông, chúng ta hãy tìm kiếm Sao Procyon đánh dấu vị trí của chú chó nhỏ chòm Sao Tiểu Khuyển. Một điều thật đặc biệt trên bầu trời, Sirius, Betelgeuse, Procyon tạo thành 3 đỉnh của một tham giác sao thật là đều. Đó chính là tam giác mùa đông nổi tiếng.

QUAN SÁT HÀNH TINH

Trong những ngày tháng 12, khi bầu trời vừa sẩm tối, sẽ mang đến một quan cảnh ngoạn mục cho những người yêu thích quan sát các hành tinh, Mộc Tinh rực sáng trên cao ở chân trời đông thì đối ngược lại ở chân trời Tây là Kim Tinh đang tỏa sáng. Xin đừng bao giờ nhầm lẫn Mộc Tinh và Kim Tinh với máy bay hay một vật thể bay không xác định mà bạn đang tưởng tượng ra, hãy sử dụng một kính thiên văn loại nhỏ để quan sát hình dạng khuyết của Kim Tinh và các mặt trăng Galileo của Sao Mộc.

MƯA SAO BĂNG GEMINIDS

Trong tháng này chúng ta phải kể tới chòm sao Song sinh (Song Tử- Gemini), chòm sao hoàng đạo này là một hình ảnh quen thuộc trên bầu trời đêm, với nhiều sao khá sáng tạo thành một hình ảnh tưởng tượng của 2 anh em song sinh Castor và Pollux đứng liền cạnh nhau. Đặc biệt chòm sao Gemini là tâm điểm của trận mưa sao băng Geminids nổi tiếng khoảng từ 7-17/12 hàng năm

Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids Chart-geminids-scienceraydotcom_1

Tâm điểm mưa sao băng Geminids ở chòm sao Song Tử (Gemini)

Năm nay cực điểm trận mưa sao băng này dự đoán vào khoảng 20h tối ngày 14/12 theo giờ VN, với tần suất sao băng có thể tới 120 sao băng/h trong điều kiện quan sát tối ưu. Tuy năm nay thời gian diễn ra cực điểm có ánh trăng sáng sẽ làm giảm rất nhiều số sao băng thấy được, nhưng nếu chọn thời điểm quan sát thích hợp trong khoảng từ ngày 6-19/12 từ sau nửa đêm (nhất là rạng sáng 14 và 15/12), điều kiện thời tiết lý tưởng bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng được khá nhiều sao băng bởi các nhà khoa học cho rằng trận mưa sao băng này đang gia tăng cường độ theo năm.

Bạn chưa biết chòm Gemini ? Hãy yên tâm, bạn hoàn toàn có đủ thời gian để xác định nó trước, hãy đợi nó lên khá cao rồi dùng bản đồ sao hỗ trợ, nó là một chòm có 2 sao chính nổi bật là Castor và Pollux nằm theo hướng đường nối 2 sao sáng Rigel và Betelgeuse của chòm orion về phía Betelgeuse.

NGUYỆT THỰC TOÀN PHẦN 10/12/2011
(hướng dẫn chi tiết xem tại bài viết)

Năm nay là một năm thất vọng với mưa sao băng nhưng bù lại chúng ta lại có cơ hội quan sát Nguyệt thực toàn phần tới hai lần trong năm, lần đầu diễn ra rạng sáng ngày 16/6 còn ngày 10/12 này chúng ta sẽ được quan sát hiện tương đặc biệt này lần thứ hai.

Vào tối ngày 10/12/2011 trong tháng này, người dân Việt Nam cùng cư dân của một số vùng trên Thế giới sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 51.1 phút. Mặt trăng rằm sẽ chuyển dần từ vàng sang ánh đỏ.
Việt Nam nằm trong vùng quan sát được nguyệt thực tốt nhất, quan sát được trọn vẹn diễn biến của Nguyệt thực khi trăng đã lên cao khỏi chân trời với thời gian cụ thể như sau.

Bắt đầu từ lúc 19h45 tối ngày 10/12 giờ Việt Nam, bạn sẽ đừng bỏ qua cơ hội quan sát hiếm có, mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực 1 phần, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần. Thời điểm Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06’, toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h32 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ đẹp nhất. Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 21h57'. Sau đó hiện tượng nguyệt thực một phần vẫn còn tiếp khi mặt trăng dẫn ra khỏi vùng tối, cho đến khi trăng bước ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 23h18’ thì Mặt trăng mới có ánh vàng bình thường trở lại.

Phải đến tận năm 2014 mới có lại nguyệt thực toàn phần, vì thế nếu không vì lý do thời tiết xấu chúng ta đừng bỏ lỡ dịp quan sát nguyệt thực hết sức thuận lợi này
Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng.

Nếu thời tiết cho phép CLB thiên văn nghiệp dư TPHCM sẽ tổ chức quan sát nguyệt thực tập trung tại TP.HCM. Xin xem thêm thông tin tai website thienvanhoc.org


thienvanhoc.org
Về Đầu Trang Go down
https://melody.forum-viet.com
 

Bầu trời tháng 12/2011: Nguyệt Thực toàn phần và mưa sao băng Geminids

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bầu trời tháng 10/2011 !
» Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 11/2011
» [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011
» Clip hướng dẫn quan sát bầu trời sao tháng 9/2011 - Tết Trung Thu
» Video nguyệt thực

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team :: Góc Học Tập :: Giáo Trình - Lý Thuyết :: Tiểu Sử Các Nhà Khoa Học - Lịch Sử Vật Lý - Thiên Văn :: Thiên Văn Học :: Hướng Dẫn Quan Sát Bầu Trời-