Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team

oOo
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • Gallery & Others
 Administrator (960)
 ™___ߣµε___™ (133)
 Pe (122)
 lamcanhtan2009 (107)
 Y3p_luv (81)
 Nguyễn Tấn Tài (55)
 YepLuv (50)
 I AM Kab4l (42)
 DuongQuaPro (41)
 Nine tail fox (39)

Share
 

 ACSIMET (284 - 212 TCN)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 960
Points : 43160
Thanked : 22
Ngày tham gia : 28/07/2011

ACSIMET (284 - 212 TCN) Empty
Bài gửiTiêu đề: ACSIMET (284 - 212 TCN)   ACSIMET (284 - 212 TCN) Icon_minitimeSeptember 24th 2011, 03:28

ACSIMET (284 - 212 TCN) Acsimet_500

Ngày nay còn ai không biết định luật Acsimet ? Định luật này không những đúng đối với các chất lỏng , mà còn đúng đối với cả các chất khí. Các kĩ sư khi chế tạo tàu thuyền, khí cầu v.v... đều phải ứng dụng định luật Acsimet

Cách đây ba bốn nghìn năm, các thuyền buôn Ai Cập, Phênixi, sau đó là các thuyền buôn Hi Lạp, La Mã, đã chở các hàng hóa đủ loại, đi lại trên Địa Trung Hải. Đã có bao lần, khi chất hàng lên thuyền, các thuỷ nhìn thấy thuyền lún dần xuống nước do sức nặng của hàng hóa. Nhưng vì sao chiếc thuyền nổi trên mặt nước ?

Đã có bao nhiêu người, trước Acsimet, cố công tìm kiếm định luật về sự nổi của các vật nhưng không thành công. Chỉ đến Acsimet, với óc quan sát tinh tế của nhà bác học thiên tài, định luật đó mới được tìm ra.

Một huyền thoại kể rằng có lần đức vua Hiêrôn sai một người thợ kim hoàn chế tạo một mũ miện bằng vàng.

Ngờ rằng người thợ thiếu lương tâm kia đã biển thủ một số vàng và thay vào đó một số bạc, nhà vua cho gọi Acsimet đến và phán: Đây là chiếc vương miện của trẫm. Không được làm hỏng mũ, nhà ngươi phải tìm ra trong này có pha bạc không ?

Acsimet lo lắng, ngày đêm suy nghĩ tìm cách giải bài toán hóc hiểm này. Lúc ăn ông cũng nghĩ đến nó, lúc đi dạo ông cũng nghĩ đến nó, thậm chí lúc tắm ông cũng nghĩ đến nó.

Một hôm, Acsimet vào tắm trong nhà tắm công cộng, mà đầu óc vẫn đang bị chiếc vương miện ám ảnh. Khi thả mình vào bồn tắm, ông bỗng nhận xét thấy một điều mà lâu nay không ai để ý đến. Ong cảm thấy khi dìm mình trong nước, thân thể mình có vẻ nhẹ nhõm hơn, tựa như có cái gì đấy nó từ dưới, nâng nó lên cao. Một ý nghĩa mới mẻ loé sáng trong đầu ông . Quên cả mặc áo quần, ông phấn khởi nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng ra ngoài phố và mừng rỡ reo vang : « Ơrêka ! Ơrêka ! » (nghĩa là : ta tìm ra rồi, ta tìm ra rồi !).

Ong đã tìm ra một định luật mới cho phép giải bài toán của Hiêrôn. Đó là định luật về sức đẩy của một chất lỏng lên một vật nhúng vào chất đó. Sau này định luật đó được gọi là định luật Acsimet.

Không có tài liệu nào kể lại một cách chính xác Acsimet đã thí nghiệm như thế nào để kiểm tra chiếc vương miện. Có thể phỏng đoán cách làm như sau : Ong đã xác định sức đẩy của nước lên chiếc vương miện và lên một thỏi vàng nguyên chất có cùng trọng lượng. Nếu chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất thì sức đẩy trong hai trường hợp là như nhau. Nhưng ở đây sức đẩy lại khác nhau. Acsimet phát hiện được rằng chiếc vương miện đã bị pha bạc, và đã xác định được tỉ lệ pha là bao nhiêu.

Mọi người vô cùng kinh ngạc, và người thợ kim hoàn gian lận đã phải thú tôị.

Như vậy là nhằm giải quyết một bài toán cụ thể, trong phạm vi hẹp, Acsimet đã phát minh ra một định luật có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Kết quả đạt được lớn hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu.

Nhà khoa học, Nhà yêu nước

Acsimet sinh năm 287 trước công nguyên tại thành bang Xyraquydơ trên đảo Xixilia. Cha ông là nhà thiên văn Phidi. Ngay từ nhỏ, cậu đã được người cha truyền cho lòng say mê khoa học. Lòng say mê đó đã dẫn dắt chàng trai Acsimet lên đường vượt biển sang Alecxanđria bên Ai Cập. Thời đó, Alecxanđria nổi tiếng là một trung tâm khoa học lớn. Ở đây có một thư viện khổng lồ chưa trên 700 ngàn cuốn sách chép tay. Acsimet đã đến học ở đền Mudêôn, một viện bảo tàng, một viện hàn lâm quy tụ hầu hết các bộ óc uyên bác nhất lúc đó. Tại đây Acsimet đã được làm quen với các nhà bác học nổi tiếng như nhà toán học Eratôxten, nhà thiên văn Cônon v.v...

Sau khi thành tài, Acsimet trở về phục vụ xứ sở, phục vụ đất nước.

Theo lời kể của Plutác, nhà văn kiêm nhà sử học Cổ Hi Lạp, Acsimet rất say mê toán học. Các công trình toán học của ông bao trùm khắp mọi lĩnh vực toán học đương thời : hình học, số học, đại số. Cho đến nay, mặc dù đã trải qua biết bao năm tháng, nhiều tác phẩm của ông đã bị thất truyền, vậy mà chúng ta vẫn còn giữ lại được một di sản toán học khá phong phú.

Acsimet còn là một kĩ sư tài ba. Chính ông đã xây dựng đài thiên văn hay Vòm cầu vũ trụ, nhờ đó người ta có thể quan sát được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và năm hành tinh.

Tương truyền, có lần ở Xyraquydơ người ta đóng một con thuyền ba tầng rất to và nặng đến nỗi không sao hạ thủy nó được.

Toàn thể cư dân Xyraquydơ đều được huy động ra kéo con thuyền, nhưng nó không hề nhúc nhích. Họ bèn cho mời Acsimet đến. Ông nhìn địa thế rồi cho dựng quanh con thuyền đồ sộ này một hệ thống đòn bẩy và ròng rọc phức tạp.

Hàng trăm bàn tay nắm chặt vào dây chão. Thế là con vật khổng lồ ngoan ngoãn bò xuống nước.

Khi đại quân La Mã do danh tướng Macxenluyxơ chỉ huy đến xâm lăng Xyraquydơ, Acsimet đã cho các máy phóng đá bí mật của mình xuất trận. Các loại tên đạn độc đáo ấy lao vun vút về phía quân thù làm hàng ngũ địch quân hỗn loạn.

Trong khi đó trên mặt biển bất thần có vô vàn phiến gỗ từ mặt thành văng ra trúng vào thuyền địch với một sức mạnh như trời giáng...

Quân La Mã hoảng sợ, đến nỗi chỉ cần nhìn thấy một sợi giây thừng hay một chiếc gậy gỗ ở trên tường là đã la hét thất thanh, cho là Acsimet đang quay những cỗ máy về phía mình và chạy thục mạng.

Plutac đã viết những dòng như thế và còn viết thêm câu chuyện mang màu sắc huyền thoại sau đây :

Khi những chiếc thuyền cuả Macxenluyxơ lọt vào khoảng tầm tên bắn thì ông già Acsimet ra lệnh đưa đến một chiếc gương sáu mặt do chính ông làm ra. Ong còn cho đặt một loạt gương giống như vậy, nhưng nhỏ hơn ở những vị trí đã tính trước. Những chiếc gương đó tự quay được trên các bản lề và được đặt dưới ánh nắng mùa hè cũng như mùa đông. Tia sáng phản chiếu từ những chiếc gương đó gây ra những đám cháy rất lớn thiêu đốt chiến thuyền địch từ khi chúng còn ở cách một tầm tên bắn...

Thất bại chua cay, Macxenluyxơ than thở : Thế là chúng ta đã phải ngừng giao chiến với nhà toán học đó rồi. Ong ta ngồi yên trên bờ biển, đánh đắm chiến thuyền của chúng ta, bắn chúng ta mỗi loạt không biết cơ man nào làtên đạn. Ông ta quả đã vượt xa những người khổng lồ trong các câu chuyện thần thoại...

Acsimet là con dân thành phố Xyraquydơ. Ong đã cùng với nhân dân thành phố, bằng sức lao động và tài năng của bản thân, xây dựng lên những ngôi nhà và những đường phố, những bến cảng và những con thuyền, những vườn hoa và những giàn nho.... Giờ đây, trước họa xâm lăng, ông đã sát cánh cùng với nhân dân thành phố quê hương đứng lên bảo vệ thành phố mình. Chính điểm ấy đã làm cho ông trở thành người khổng lồ bất tử...

Không được đụng đến những đường tròn của ta !

Sau một thời kì hãm thành lâu dài, rút cục, năm 212 trước công nguyên, người La Mã đánh chiếm được Xyraquydơ. Bọn phản quốc đã tiếp tay cho người La Mã.

Binh lính La Mã ồ ạt kéo vào trong thành và thẳng tay chém giết tất cả những ai chúng bắt gặp. Và chúng chạm trán với cả ông già Acsimet.

Một bức tranh ghép mảnh cổ xưa đã lưu lại cho chúng ta giây phút ấy. Acsimet ngốì trên một chiếc ghế con đang hí hoáy dùng cây gậy vạch trên cát những hình hình học, còn trước mắt ông ánh gươm loé chớp trong tay một tên lính La Mã.

Nghe nói, khi nhìn thấy tên lính, Acsimet thét : Không được đụng đến những đường tròn của ta !

Lúc này, ông quên mình, ông chỉ nhớ đến khoa học. Nhưng tên lính La Mã ngu dốt có kể gì khoa học. Và, Acsimet đã gục ngã dưới lưỡi gươm của kẻ xâm lăng, máu ông nhuốm đỏ những hình vẽ ông vừa khắc vạch...

Acsimet, con người khổng lồ của nhân dân mình, con người khi phát hiện ra sức mạnh ẩn tàng trong chiếc đòn bẩy giản đơn đã thốt kêu lên : Cho ta một điểm tựa ta có thể bẩy tung cả Trái Đất này lên !, vậy mà cuối cùng gục ngã dưới lưỡi gươm tàn bạo của bọn xâm lăng.

Xyraquydơ trở thành một thành bang chịu sự thống trị của người La mã. Quân xâm lược tìm cách ngăn chận không cho nhân dân nhắc đến tên tuổi nhà khoa học anh hùng, chúng vẫn sợ ông... Thậm chí mộ ông, chúng ngăn cấm không cho người lui tới, thời gian xoá phai, giờ đây gai góc phủ đầy...

Nhưng nhà khoa học vẫn sống và phát triển. Thế gian vẫn có những con người ngưỡng mộ công tích và khí phách những nhà khoa học đã hi sinh vì quê hương xứ sở, vẫn có những con người bùi ngùi xúc động lần tìm dấu vết và những kỉ vật của các nhà bác học cổ xưa.

Xirêôn, nhà văn kiêm nhà hoạt động chính trị La Mã, với một hoài vọng xúc động đã kể lại giây phút ông lần mò đi tìm nấm mồ của Acsimet : ... Khi ở Xixilia lòng tôi dội lên ý nghĩ đi tìm mộ Acsimet. Nhưng về điểm này, người dân địa phương biết rất ít. Thậm chí nhiều người còn quả quyết rằng mộ Acsimet hiện nay không còn dấu vết. Thế nhưng, một nỗi niềm khao khát giục tôi và tôi vẫn say mê tìm kiếm. Cuối cùng, giữa những lùm cây gai góc và cỏ lác, tôi đã tìm ra tấm bia trên mộ ông. Sở dĩ tôi tìm ra được tấm bia này là nhờ tôi đã thuộc lòng mấy câu thơ khắc trên đó và một hình cầu lồng trong một khối trụ khác ở phía trên...

Người La Mã đã muốn xoá nhòa tất cả những kỷ niệm về Acsimet trong trí nhớ nhân dân Xyraquydơ. Thế nhưng, cho dù biết bao thế kỉ đã trôi qua, cho dù những thắng lợi và khúc khải hoàn của kẻ xâm lăng La Mã đã biến thành hồi ức, nhưng điều Acsimet đã giành giật cho loài người vẫn không thể bị xoá nhòa.
Về Đầu Trang Go down
https://melody.forum-viet.com
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 960
Points : 43160
Thanked : 22
Ngày tham gia : 28/07/2011

ACSIMET (284 - 212 TCN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ACSIMET (284 - 212 TCN)   ACSIMET (284 - 212 TCN) Icon_minitimeSeptember 24th 2011, 03:36

Acsimet (Archimède) - nhà bác học lớn của Hi Lạp cổ đại sinh ở thành Xiracudơ trên đảo Xixilia, một thành bang của Hi Lạp cổ đại. Về sau, ông được gửi sang thành phố Alêchxanđria ở Ai Cập, một trung tâm khoa học của Hi Lạp cổ đại, tiếp tục học tập, nghiên cứu và trau dồi tài năng.

Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên)có nhiều cống hiến trong lĩnh vực vật lý, toán và thiên văn học. Về vật lý, ông có nhiều phát minh đặc sắc. Ông đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập. Ông là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao. Ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước. Về toán, Acsimet đã giải những bài toán về tính độ dài đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt đã tính ra số pi bằng cách đo hình nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp. Về thiên văn, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.

Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ta định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc, quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca ! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi). Trong cuộc chiến tranh của Hi Lạp chống quân xâm lược Rôma, ông đã sáng chế ra nhiều vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudơ đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.

Acsimet - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.

Học trò của nhà Thiên văn chính thức của vua Ptolémée III Evergète tại Alexandrie là Conon de Samos (khoảng -280, khoảng -220) và bạn của Ératosthène de Cyrène (-284; -192) học trong trường thuộc trường phái Euclide (-323; -283) tại Ai Cập. Conon de Samos và Acsimet suốt đời là bạn của nhau.

-----------------------------------------

Acsimet - Tôi đã phát hiện ra rồi

Một hôm Quốc vương sứ cổ Hy Lạp muốn làm một chiếc vương miện mới và thật đẹp. Vua cho gọi người thợ kim hoàn tới, đưa cho anh ta một thỏi vàng óng ánh yêu cầu anh ta phải làm nhanh cho vua chiếc vương miện.

Không lâu sau vương miện đã được làm xong, nó được làm rất tinh vi và đẹp, Quốc vương rất hài lòng và đội lên đi đi lại lại trước mặt các đại thần. Lúc đó có tiếng thì thầm: "Vương miện của bệ hạ đẹp quá nhưng không biết có đúng đều là vàng thật không?" Quốc vương nghe xong liền cho gọi người thợ kim hoàn tới, hỏi: "Chiếc vương miện ngươi làm cho ta có đúng là toàn bằng vàng không?"

Người thợ kim hoàn bỗng đỏ mặt, cúi xuống thưa với vua rằng: "Thưa bệ hạ tôn kính, số vàng Người đưa con đã dùng hết, vừa đủ không thừa cũng không thiếu, nếu không tin bệ hạ cho cân lại thử xem có đúng nặng bằng thỏi vàng Người đưa cho con không ạ."

Các đại thần đem vương miện ra cân thử, quả là không thiếu, vua đành phải thả người thợ kim hoàn về. Nhưng vua biết rằng lời nói của người thợ kim hoàn ấy khó có thể tin được vì rằng anh ta có thể dùng bạc để thay vàng với trọng lượng tương đương mà nhìn bề ngoài không thể phát hiện ra được.

Quốc vương buồn phiền chuyện này nói với Acsimet, Acsimet nói với Quốc vương: "Đây quả là bài toán khó, con xin giúp người làm rõ chuyện này."

Về đến nhà, Acsimet cân lại vương miện cùng thỏi vàng, đúng là trọng lượng bằng nhau. Ông đặt chiếc vương miện lên bàn ngắm nghía và suy nghĩ đến mức người phục vụ gọi ăn cơm mà vẫn không biết

Ông nghĩ: "Vương miện nặng đúng bằng thỏi vàng, nhưng bạc lại nhẹ hơn vàng, nếu như trong vương miện có trộn lượng bạc nặng đúng bằng lượng vàng lấy ra, như vậy chiếc vương miện này phải lớn hơn chiếc vương miện làm hoàn toàn bằng vàng. Làm thế nào để biết được thể tích của chiếc vương miện này và thể tích của chiếc vương miện làm toàn bằng vàng cái nào lớn, cái nào nhỏ? Chẳng lẽ phải làm một chiếc nữa, như vậy thì thật tốn công tốn sức." Acsimet lại nghĩ: "Đương nhiên có thể nấu lại chiếc mũ này và đúc thành vàng thỏi để xem nó còn to bằng thỏi vàng cũ không, nhưng như vậy chắc chắn nhà vua không đồng ý, tốt nhất là phải nghĩ ra cách gì khác để so sánh thể tích của chúng. Nhưng cách gì đây?

Acsimet thông minh bỗng trở lên trầm lặng, ông vắt óc suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra cách. Ông thường lặng lẽ ngồi cả buổi, mọi người nói ông "đang bí".

Một hôm Acsimet đi tắm, vì mải suy nghĩ để nước chảy đầy bồn tắm, sắp tràn cả ra ngoài. Ông bước vào bồn tắm, nước tràn ra ngoài, ông càng chìm người vào bể nhiều thì nước càng tràn ra ngoài nhiều. Acsimet như bừng tỉnh, mắt bỗng sáng lên, ông nhìn nước tràn ra ngoài bể và nghĩ rằng: Số nước tràn ra có thể bằng với thể tích phần cơ thể của ông chiếm trong bể nước không? Ông rất vui, lập tức cho đầy nước vào bồn tắm và lại bước vào bồn, sau đó lại làm lại một lần nữa. Đột nhiên, ông bỗng chạy ra ngoài vỗ tay reo lên: "Tôi đã phát hiện ra rồi, phát hiện ra rồi!" mà quên cả mặc quần áo

Ngày thứ hai, Acsimet đã làm thực nghiệm trước mặt Quốc vương và các đại thần và có cả người thợ kim hoàn để mọi người cùng xem. Ông thả vương miện và thỏi vàng cùng trọng lượng vào hai dụng cụ đựng nước có thể tích bằng nhau được chứa đầy nước, sau đó thu nước tràn ra vào hai bình đựng. Kết quả cho thấy nước ở bên vương miện tràn ra nhiều hơn bên thả thỏi vàng rất nhiều.

Acsimet nói: "Mọi người đều đã nhìn thấy. Rõ ràng là vương miện chiếm chỗ ở trong nước nhiều hơn so với thỏi vàng, nếu như vương miện đều là vàng thì lượng nước tràn ra ở hai bên sẽ bằng nhau, cũng tức là thể tích của chúng bằng nhau".

Người thợ kim hoàn không còn gì để thanh minh được nữa, Quốc vương bực tức trừng phạt anh ta. Nhưng cũng rất vui vì Acsimet đã giúp vua giải được bài toán khó này.

-----------------------------------------

Những công trình ông tìm ra:

1. Công thức tính diện tích và thể tích hình lăng trụ và hình cầu.
2. Số thập phân của số Pi. Năm -250, ông chứng minh rằng số Pi nằm giữa 223/7 và 22/7
3. Phương pháp tính gần đúng chu vi vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn.
4. Những tính chất của tiêu cự của Parabole
5. Phát minh đòn bẩy, đinh vis Acsimet (có thể do Archytas de Tarente), bánh xe răng cưa.
6. Chế ra máy chiến tranh khi Cyracuse bị quân La Mã vây.
7. Chế ra vòng xoắn ốc không ngừng của Acsimet (có thể do Conon de Samos)
8. Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận
9. Nguyên lý Thủy tĩnh (hydrostatique), sức đẩy Acsimet, Trọng tâm Barycentre
10. Những khối Acsimet (Solides Acsimet)
11. Những dạng đầu tiên của tích phân.

Nhiều công trình của ông đã không được biết đến cho đến thế kỷ XVIIe, thế kỷ XIXe, Pascal , Monge và Carnot đã làm công trình của họ dựa trên công trình của Acsimet.

Tác phẩm ông đã viết về:

- Sự cân bằng các vật nổi
- Sự cân bằng của các mặt phẳng trên ký thuyết cơ học
- Phép cầu phương của hình Parabole
- Hình cầu và khối cầu cho Toán. Tác phẩm này xác định diện tích hình cầu theo bán kính, diện tích bề mặt của hình nón từ diện tích mặt đáy của nó.

Ông còn viết những sách về:

- Hình xoắn ốc (đó là hình xoắn ốc Acsimet, vì có nhiều loại xoắn ốc)
- Hình nón và hình cầu (thể tích tạo thành do sự xoay tròn của mặt phẳng quanh một trục (surface de révolution), những parabole quay quanh đường thẳng hay hyperbole.
- Tính chu vi đường tròn (Ông đã cho cách tính gần đúng của con số Pi mà Euclide đã khám phá ra.
- Sách chuyên luận về phương pháp để khám phá Toán học. Sách này chỉ mới được khám phá ra vào năm 1889 tại Jérusalem.
- Về trọng tâm và những mặt phẳng: đó là sách đầu tiên viết về trọng tâm barycentre (ý nghĩa văn chương là "tâm nặng")

Internet
Về Đầu Trang Go down
https://melody.forum-viet.com
Y3p_luv
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
Y3p_luv

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 81
Points : 42556
Thanked : 0
Ngày tham gia : 21/09/2011
Age : 32
Đến từ : hà giang

ACSIMET (284 - 212 TCN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ACSIMET (284 - 212 TCN)   ACSIMET (284 - 212 TCN) Icon_minitimeSeptember 24th 2011, 11:45

cái này là làm bài hả....@@
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




ACSIMET (284 - 212 TCN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ACSIMET (284 - 212 TCN)   ACSIMET (284 - 212 TCN) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

ACSIMET (284 - 212 TCN)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Một số ứng dụng định luật acsimet

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team :: Góc Học Tập :: Giáo Trình - Lý Thuyết :: Tiểu Sử Các Nhà Khoa Học - Lịch Sử Vật Lý - Thiên Văn-