Trong tuần qua đã có những cơn bão dữ dội trên mặt trời – và NASA đã triệt để khai thác các camera công nghệ cao của mình, chụp được một số bức ảnh hết sức ngoạn mục.
Những hạt năng lượng cao từ mặt trời đã đến khí quyển của Trái đất, gây ra cực quang lộng lẫy ở hai địa cực. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy có báo cáo nào về thiệt hại do đợt bão mặt trời này gây ra.
Bức ảnh này ghép từ ba ảnh với nhiệt độ khác nhau, nhưng rất giống nhau
Những vùng tối – gọi là lỗ trống nhật hoa – là những nơi có rất ít bức xạ được phát ra, nhưng là nguồn gốc chính của các hạt gió mặt trời
Bức ảnh này làm nổi bật khí quyển bên ngoài của mặt trời – gọi là nhật hoa – và một tai lửa plasma nóng
Tai lửa này được đặt tên là X5.4, nó là tai lửa lớn thứ hai – sau một tai lửa X6.9 hôm 9 tháng 8, 2011 – kể từ khi hoạt động của mặt trời đi vào một thời kì tương đối yên tĩnh gọi là cực tiểu mặt trời vào đầu năm 2007
Ảnh chụp tử ngoại ngắn này của NASA mang lại một góc nhìn khác vào một tai lửa mặt trời
Bức ảnh mã màu này kết hợp những quan sát của NASA trong một số bước sóng tử ngoại ngắn, làm nổi bật tai lửa loại X sáng rỡ ở góc trên bên trái hôm 6 tháng 3
Các tai lửa mặt trời thường đi cùng với những cơn bão từ mặt trời gọi là sự phun trào vật chất vành nhật hoa (CME)
Ngoài việc làm gián đoạn trong chốc lát sự truyền thông vô tuyến, chúng ta còn e ngại trước những trục trặc điện do các tai lửa mặt trời mang đến trong tuần này
Ảnh chụp tử ngoại ngắn của Mặt trời cho thấy một lỗ trống nhật hoa tối ngay khoảng giữa tâm của Mặt trời
Sự hoạt động của mặt trời sẽ đạt cực đại trong năm tới
Bức ảnh này cho thấy cái mắt chúng ta có thể nhìn thấy nếu chúng ta có thể làm mờ đi độ chói của mặt trời, với những vết đen mặt trời dễ dàng nhìn thấy rõ
Bức ảnh này cho thấy một kiểu phân bố dạng mạng nhện của những vùng sáng là những nơi tập trung các bó đường sức từ
Gió mặt trời định hình từ quyển của Trái đất và ở đây bão từ được minh họa đang tiến tới Trái đất
Cực quang trên Hồ Prosperous ở Yellowknife thuộc Tây Bắc Australia
Cực quang trên bầu trời Australia sau khi một nhóm vết đen mặt trời mới thổi đến từ quyển của Trái đất trong tuần qua
Cơn bão mặt trời lớn nhất trong 5 năm qua đã gửi đi một sóng bức xạ khổng lồ vào khí quyển của Trái đất, tạo ra màn trình diễn ngoạn mục của cực quang ở gần Yellowknife, Australia