Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team

oOo
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • Gallery & Others
 Administrator (960)
 ™___ߣµε___™ (133)
 Pe (122)
 lamcanhtan2009 (107)
 Y3p_luv (81)
 Nguyễn Tấn Tài (55)
 YepLuv (50)
 I AM Kab4l (42)
 DuongQuaPro (41)
 Nine tail fox (39)

Share
 

 Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
™___ߣµε___™
Administrator
Administrator
™___ߣµε___™

Pet Shop Vào Cửa Hàng Pet
Posts : 133
Points : 44656
Thanked : 7
Ngày tham gia : 09/10/2011

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước   Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Icon_minitimeMarch 2nd 2013, 03:23

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Alfarabi

Abu Nasr Al-Farabi (870-950) có mặt trên tờ 1 Tenge Kazakhstan. Là một học giả am tường nhiều lĩnh vực, bao gồm triết học, lôgic học, ngôn ngữ học, và âm nhạc. Ông còn viết về bản chất của khoa học và tranh luận về sự tồn tại của chân không (không gian trống rỗng).

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Birkel

Kristian Birkeland (1867-1917) có mặt trên tờ 200 Kroner Na Uy. Birkeland là một nhà tiên phong nghiên cứu từ trường của trái đất và cực quang. Ông đưa ra đề xuất rằng cực quang là do các hạt từ mặt trời phát ra bị từ trường của trái đất dẫn vào khí quyển trái đất gây ra. Một thiết bị ông dùng để mô phỏng hiệu ứng này được in ở góc bên trái.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Bohr

Niels Bohr (1885-1962) có mặt trên tờ 500 Kroner Đan Mạch. Bohr là một trong những kiến trúc sư chính của thuyết lượng tử, cơ sở của kiến thức của chúng ta về các tính chất của vật chất. Ông đã sáng tạo ra mô hình lượng tử hóa đầu tiên của nguyên tử (mẫu Bohr) và giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển cách hiểu hiện đại của thuyết lượng tử.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Boscov

Ruggero Boscovich (1711-1787) có mặt trên nhiều tờ tiền Croatia (Ở đây là đồng 25 Dinar). Boscovich có những đóng góp cho lí thuyết cơ học quỹ đạo và là một trong những người đầu tiên nghiên cứu lực tương tác giữa các nguyên tử.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Copern

Nicolaus Copernicus (1473-1543) có mặt trên tờ 1000 Zloty Ba Lan. Ông là nhà khoa học hiện đại đầu tiên đề xuất một mô hình của hệ mặt trời trong đó mặt trời nằm tại trung tâm, các hành tinh chuyển động trong quỹ đạo tròn xung quanh, mà không cần được chống đỡ bằng bất kì quả cầu pha lê vô hình nào. Ông đã mất trước khi nhìn thấy ấn phẩm của mình được xuất bản.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Curies

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Mcurie

Marie và Pierre Curie (Marie: 1867-1934, Pierre: 1859-1906) có mặt trên tờ 500 franc Pháp. Họ đã đi đầu khám phá và phân loại các nguyên tố phóng xạ và cùng nhận giải Nobel năm 1903 cho công trình đó. Marie Curie còn giành một giải Nobel thứ hai vào năm 1911 cho nghiên cứu của bà về radium. Con gái của họ, Irene Joliot-Curie cũng giành một giải Nobel! Marie Curie còn có mặt trên tờ 20.000 Zloty của Ba Lan.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Democritus

Democritus (khoảng 460 tCN - 370 tCN) có mặt trên tờ 100 drachma cũ của Hi Lạp. Ông là một trong những nhà triết học cổ đại sớm nhất mô tả vật chất có cấu tạo từ những hạt nhỏ không thể phân chia được (các nguyên tử) chuyển động trong không gian trống rỗng.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Einstein

Albert Einstein (1879-1955) có mặt trên tờ 5 bảng Israel. Là nhà vật lí vĩ đại nhất của thế kỉ 20, Einstein không chỉ phát minh ra thuyết tương đối hẹp (hành trạng của vật chuyển động nhanh) và thuyết tương đối rộng (lí thuyết hấp dẫn), mà ông còn có những đóng góp cơ bản cho sự ra đời của thuyết lượng tử.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Euler

Leonhard Euler (1707-1783), nhà vật lí toán người Thụy Sĩ có mặt trên tờ 10 franc Thụy Sĩ. Ông có vô số đóng góp cho ngành vật lí toán trong đó có lí thuyết chất lưu (dùng trong nghiên cứu sự hoạt động của máy bay) và lí thuyết quay của vật rắn (dùng trong điều khiển vệ tinh).

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Faraday

Michael Faraday có mặt trên tờ 20 bảng Anh. Faraday là một trong những người đầu tiên khám phá ra các tính chất của lực điện và lực từ và mối liên hệ của chúng. Nhờ nghiên cứu này mà ra đời động cơ điện và dynamo.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Franklin

Benjamin Franklin (1706-1790) là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực điện học. Ông lần đầu tiên đề xuất sự bảo toàn điện tích. Ông có mặt trên tờ 100 đô la Mĩ.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Galileo

Galileo Gallilei có mặt trên tờ 2000 Lire Italia. Theo một góc độ nào đó, ông là nhà khoa học hiện đại đầu tiên. Ông có những khám phá quan trọng về cách nghĩ tới những vật đang chuyển động.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Gauss

Carl Frederich Gauss có mặt trên tờ 10 mark Đức. Ngoài nhiều đóng góp của ông cho toán học, Gauss có những khám phá quan trọng trong các lí thuyết điện từ học.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Huygens

Christian Huygens (1629-1695) có mặt trên tờ 25 guilder Hà Lan (nay không sử dụng nữa). Huygens là một người đương thời của Newton, ông có nhiều khám phá và phát minh quan trọng. Là hệ quả của những cải tiến của ông đối với kính thiên văn, ông là người đầu tiên nhận ra rằng Thổ tinh có vành. (Galileo nghĩ nó là một “bộ ba hành tinh”.) Ông chế tạo ra đồng hồ quả lắc đầu tiên, nhờ đó làm tăng độ chính xác của phép đo thời gian. Mô tả của ông về cách thức các sóng truyền đi hình thành nên cơ sở của lí thuyết sóng hiện đại.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Kelvin

Huân tước Kelvin (William Thompson) có mặt trên tờ 100 bảng Scotland. Ông có những đóng góp cho lĩnh vực nhiệt động lực học và điện học, trong đó có việc đề xuất một độ không tuyệt đối của nhiệt độ và tham gia lắp đặt tuyến cáp xuyên đại dương đầu tiên.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Marconi

Guglielmo Marconi, người phát triển đường truyền vô tuyến thành công đầu tiên, có mặt trên tờ 2000 Lire Italia.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Newton

Isaac Newton có mặt trên tờ 1 bảng Anh. Newton có lẽ là nhà vật lí vĩ đại nhất trong lịch sử. Nghiên cứu của ông đã thiết lập nên cơ sở của phong cách nghiên cứu khoa học. Ông có những khám phá quan trọng về lí thuyết chuyển động, bản chất của ánh sáng, lực hấp dẫn, và các tính chất của vật chất.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Oersted

Hans Christian Ørsted (1777-1851) có mặt trên tờ 100 Kroner Đan Mạch. Vào năm 1820 ông đã khám phá ra rằng một dòng điện sẽ làm lệch một kim la bàn từ. Khám phá này đánh dấu sự bắt đầu thống nhất của các hiện tượng điện và hiện tượng từ.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Roemer

Olaf Rømer (1644-1710) có mặt trên tờ 50 Kroner Đan Mạch. Ông là người đầu tiên xác nhận rằng tốc độ ánh sáng không phải là vô hạn. Ông sử dụng các dị thường che khuất của các vệ tinh của Mộc tinh để ước tính tốc độ ánh sáng.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Rutherf

Ernest Rutherford (1871-1937) có mặt trên tờ 100 đô la New Zealand. Rutherford và các sinh viên của ông đã tiến hành và giải thích những thí nghiệm dẫn tới sự hiểu rõ cấu trúc nguyên tử - phần lớn khối lượng của nguyên tử chứa trong một miếng rất nhỏ ở chính giữa (hạt nhân) và cỡ của nguyên tử được xác định bởi những hạt rất nhẹ - các electron.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Schrdngr

Erwin Schroedinger có mặt trên tờ 1000 Schilling Áo. Schroedinger là một trong những nhà phát triển chủ chốt của thuyết lượng tử, lí thuyết giải thích các tính chất của vật chất phát sinh từ các tính chất của những thành phần cấu tạo của nó – electron và hạt nhân. Sự thành công của lí thuyết này đã đưa đến sự ra đời của điện tử học hiện đại, cùng với transistor và laser.

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Tesla10

Nikola Tesla (1856-1943) chào đời ở Croatia và di cư sang Mĩ. Ông có đóng góp cho sự phát triển của công nghệ kĩ thuật điện. Ở đây ông xuất hiện trên một tờ 10 tỉ Dinar phát hành trong giai đoạn lạm phát kinh khủng trước sự sụp đổ của Yugoslavia. (Người châu Âu gọi nó là 10 Milliard. Trong mọi ngôn ngữ thì nó là 1010! Đó là lí do ta nên sử dụng kí hiệu khoa học.)

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước Volta

Allesandro Volta (1745-1827) đã chế tạo pin hóa học đầu tiên. Ông có mặt trên tờ 10.000 Lire Italia.

Trần Nghiêm (thuvienvatly.com)
Theo physics.umd.edu
Về Đầu Trang Go down
 

Chân dung nhà vật lí trên tiền giấy các nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Hồ Chí Minh chân dung một con người
» Nằm trên mặt nước tha hồ thư giãn và đọc báo
» Đặt mã bảo vệ cho ứng dụng bất kỳ trên thiết bị Android
» Bức chân dung Einstein xuất hiện trong phòng tranh ở New York
» Những Giây Phút Cuối Đời Của Hồ Chí Minh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Chia Sẻ Nội Bộ Melody Team :: Góc Học Tập :: Giáo Trình - Lý Thuyết :: Tiểu Sử Các Nhà Khoa Học - Lịch Sử Vật Lý - Thiên Văn :: Ngày Này - Năm Xưa-